Phương Pháp Ôn Thi Các Khối A, B, C, D Kì Thi THPT Quốc Gia

Thông tin tuyển sinh toàn quốc chia sẻ các phương pháp học việc làm sao để có thể ôn tập một cách hiệu quả các môn là điều khá khó khăn với các bạn sinh viên, nhưng với phương pháp học mà chúng tôi đưa ra các bạn có thể dành được điểm 8, 9 trong kì thi THPT là không hề khó cho các khối A, khối B, khối C, Khối D. Kinh nghiệm này áp dụng chung cho tất cả các môn học khác nhau. Cho dù là môn nào đi nữa chúng ta đều nên có một KẾ HOẠCH HỌC TẬP HỢP LÍ và LUÔN KIÊN TRÌ BỀN BỈ.

– Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới việc làm sao để thi đỗ đại học trong kỳ thi tuyển sinh đại hoc cao đẳng hằng năm. Ngoài việc nắm chắc thông tin tuyển sinh của các trường đại học nhằm xác định lực học của bản thân.

Cách ôn thi đại học hiệu quả

Thì việc Học dàn trải, thường xuyên ( chia nhỏ các mảng kiến thức để học trong thời gian hợp lí) tránh trường hợp nhồi nhét, lượng kiến thức sẽ rất nặng và sẽ khó có thể nhớ và sử dụng vào bài thi. Rất nhiều trường hợp học nhồi nhét khiến bạn bị “tầu hỏa nhập ma” lợi bất cập hai, không những không giúp gì mà khiến bạn trở nên loạn kiến thức.

Phương pháp ôn thi các khối thi đại học hiệu quả

– Hơn nữa học dồn nén khi tới gần ngày thi có thể gây mất tập trung, căng thẳng. Đến gần ngày thi nên giảm cường độ ôn thi, ôn lại các kiến thức đã học. Tránh việc tiếp thêm các kiến thức mới vào, vừa không đem lại kết quả mà lại gây ra cảm giác chán nản.

Trước ngày thi 2 đến 3 ngày chúng ta hãy dừng hẳn việc ôn thi lại và đi đâu đó giải trí để giảm stress. Tối hôm trước khi thi đọc lại kiến thức một vài lần.

Lưu ý nữa cho tất cả các bạn là chúng ta không nên thức khuya nên có khoảng thời gian nghỉ giữa những khoảng thời gian học dài, mỗi ngày giành khoảng 30 phút đến 1 giờ để giải trí. Giải trí bằng những trò chơi chân tay để giảm căng thẳng sau giờ học tránh xa các loại game điện tử.

Sau đây sẽ là phần hướng dẫn chi tiết cho từng môn:

Môn toán, lí, hóa

Ba môn này có khá nhiều điểm giống nhau về phương pháp học tập, do chúng có khá nhiều điểm tương đồng và kiến thức chúng mắc xích với nhau. Môn này liên quan tới môn kia, chúng đều có thể giải thích được các hiện tượng trong đời sống, chúng ở xung quanh chúng ta,..

– Muốn học tốt ba môn này các bạn cần phải nắm rõ các kiến thức cơ bản, phải thật sự hiểu hết các kiến thức đó, không được hiểu một cách mơ hồ hay chọn cách học thuộc lòng, học vẹt để học các môn này. Nếu các bạn chọn hình thức học đó cả đời các bạn không thể học tốt ba môn này.

– Các bạn phải tổng hợp lại kiến thức mình học được, những gì mình đã hiểu dưới sơ đồ hình cây, một sơ đồ thông minh giúp bạn ôn tập về sau. Các bạn không nên đi sao chép sơ đồ mà việc này các bạn sẽ phải làm để củng cố và hệ thống cho chính mình về khối lượng kiến thức phải học. Đây cũng là một cách giúp các bạn nhớ và hiểu sâu hơn mọi vấn đề.

– Với ba môn này bạn phải chú ý kiến thức trọng tâm sẽ nằm ở sách giáo khoa. Chúng  ta phải học kỹ tất cả kiến thức trong sách giáo khoa nhất là các năm lớp 10 lớp 11, tuy kiến thức ít nằm trong đề nhưng đây sẽ là nền tảng cho các kiến thức năm lớp 12 và chủ yếu nằm trong đề thi.

–  Khi ôn luyện làm đề hãy ôn tập theo các dạng bài tập, làm nhuần nhuyễn tất cả các dạng bài và sắp xếp thời gian ôn lại, làm một bài toán với tất cả các cách mà mình nghĩ ra.Thi thoảng các bạn nên bấm giờ và làm thử nghiêm túc một đề thi để rút ra kinh nghiệm riêng cho mình.

– Tránh trường hợp học rồi lại quên, cái gì cũng biết nhưng không biết làm cái gì. Đây là căn bệnh phổ biến của các bạn chọn phương thức học vẹt, học cho có. Đặc biệt nên học kĩ lý thuyết rồi mới làm bài tập. Vì lý thuyết sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cách tìm ra lời giải.

– Với phương thức thi trắc nghiệm việc hiểu sâu một vấn đề bằng lý thuyết sẽ mất nhiều thời gian hơn là việc các bạn nhớ các phương pháp giải nhanh một dạng bài nào đó. Vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình thật nhiều phương pháp giải nhanh để tiết kiệm thời gian.

Nhưng không phải vì vậy mà bỏ qua lý thuyết nếu các bạn bỏ qua lý thuyết không hiểu sâu dù có nhiều phương pháp tới đâu khi người ra đề chỉ cần lái đề đi một chút các bạn sẽ rơi vào thế bí ngay nhưng nếu các bạn có nền móng lý thuyết tốt thì các bạn vẫn có thể xử lý tốt chúng.

– Chỉ tìm đến các dạng bài nâng cao khi các bạn đã thật sự chắc chắn với kiến thức của mình không nên quá nóng vội mà hỏng việc. Dù làm bất cứ công việc gì cũng cần có một quy trình tuần tự.

– Với mỗi bài tập chúng ta nên làm trước rồi mới xem kết quả. Tìm ra đủ các phương pháp mà mình nghĩ ra rồi mới tham khảo thêm các cách giải khác từ bạn bè, thầy cô, sách.

–  Với mỗi lỗi sai các bạn nên làm lại dạng bài tập đó tránh tình trạng biết sai rồi không sửa lần sau gặp lại các bạn sẽ lại lặp lại lỗi sai tương tự.

–  Tập cho mình thói quen tính nhẩm với những phép tính đơn giản để giảm thời gian bấm máy sẽ lâu hơn rất nhiều.

Môn ngữ văn

Với môn ngữ văn là một trong những môn thi chủ đạo trong các khối thi đại học dù là môn nào đi chăng nữa đều đòi hỏi các bạn có tính kiên trì và niềm đam mê. Phải coi chúng như con mình dành thời gian chăm sóc chúng thì kết quả sẽ như chúng ta mong đợi. Môn văn cũng vậy chúng ta cần dành thời gian ôn luyện chúng thật lâu, không nóng vội.

-Với môn văn chúng ta phải nắm vững nội dung cơ bản như nội dung tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác,… của tất cả các bài văn thơ có trong chương trình học ở trường.

– Dựa trên sự hướng dẫn từ thầy cô và các tài liệu tham khảo để có cách làm một bài thi cho chính xác, tránh lạc đề. Hãy phân tích theo cảm nhận của cá nhân tránh dập khuôn, phải đưa ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục không mơ hồ.

Phương pháp ôn thi môn ngữ văn

- Phân loại riêng các nội dung kiến thức. Lập ra các dàn ý với mỗi thể loại đề thường gặp trong đề thi để khi làm bài không bị thiếu ý.

– Không tẩy xóa gây mất thiện cảm với người chấm thi. Nội dung nên sáng tạo, độc đáo lời văn chau chuốt mượt mà, nhưng không lan man, không lạc đề nếu các bạn muốn được điểm cao: lối diễn đạt, dẫn chứng, bố cục, ngôn từ,… phải hợp lý.

- Và cuối cùng các bạn nên đọc nhiều sách báo mở rộng vốn kiến thức của mình. Khi viết các bạn hãy luôn tỉnh táo nhưng cũng đừng quên đi cảm xúc của mình để tạo hứng làm bài.

Môn lịch sử 

Môn này đòi hỏi tính chính xác cực cao, nhớ cực nhiều vì lượng kiến thức ở môn này không nhỏ. Nhưng điều đặc biệt ở môn này là các bạn không cần hiểu sâu vấn đề một cách tỉ mỉ máy móc như các môn khác.

Nhưng các bạn đừng có học qua loa rất dễ nhớ nhầm các con số, điều này rất hay xảy ra với các bạn thí sinh, các bạn cứ học thuộc lòng là được. Cứ đọc nhiều rồi các bạn sẽ nhớ hết.

– Tâm lí khi học phải thật sự thấy thoải mái, khi thấy mệt mỏi hãy dừng việc học môn này lại tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời giúp giảm căng thẳng. Không học khi mệt nó sẽ gây cảm giác đã mệt lại càng mệt, học mãi mà nó không vào.

– Dù là môn nào đi nữa sơ đồ hệ thống hóa kiến thức giúp ích rất nhiều cho việc học của chúng ta. Môn này cũng vậy các bạn nên vẽ sơ đồ rồi học bởi hình ảnh các bạn sẽ dễ nhớ hơn.

Khi nhìn vào sơ đồ các bạn cũng thấy sự logic liên quan tới nhau, cái này dẫn tới cái kia, cái này là đầu mối để nhớ cái kia. Về sơ đồ các bạn có thể nghĩ ra hoặc lên mạng tham khảo không nhất thiết phải tự tay mình làm nên.

– Các bạn nên đọc lại kiến thức cũ một cách thường xuyên và thường xuyên kiểm tra lại kiến thức của mình bằng cách làm đề năm trước, tự ra đề thi cho mình rồi tự làm,…

- Các bạn nên học kỹ hơn phần âm mưu, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi vì những vấn đề này luôn là mấu chốt trong các đề thi, các câu hỏi.

Môn địa lí

- Cũng như các môn khác các bạn cần phải ôn kỹ lí thuyết cơ bản.

–  Có các kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, sơ đồ nhanh.

–   Quyển atlat sẽ giúp các bạn nhớ lại rất nhiều thứ, kiến thức được hệ thống dưới hình ảnh khá thông minh. Vì vậy hãy học cách đọc chúng nó giúp các bạn dễ nhớ hơn là ngồi đọc cuốn SGK rất nhiều. Nhưng không phải vì vậy mà các bạn sẽ bỏ đi cuốn SGK.

–  Với mỗi bài  sau khi học ở trên lớp, các bạn nên xem thêm atlat địa lí, vừa củng cố kiến thức vừa rèn kỹ năng đọc atlat.

–  Cẩn thận với các con số trong đề thi, các bạn rất dễ bị đánh lừa nếu không tinh ý.

- Phần quan trọng nhất là nhận diện đề thi, khi các bạn nhận diện tốt là các bạn đã có thể định hướng được cách làm, tránh hiểu sai đề.

Môn tiếng anh

– Môn tiếng anh là một trong những môn đặc biệt quan trọng khi các bạn lựa chọn thi khối D trước khi tìm hiểm thông tin các môn cho khối D các trường đại học tuyển sinh khối D. Các bạn phải hệ thống lại kiến thức ngữ pháp đã học. Nắm được các cấu trúc câu, biết cách chia các động từ,…

– Biến mọi vật dụng, mọi hiện tượng xung quanh thành tiếng anh điều này giúp các bạn cực kì nhiều trong việc học từ vựng, giao tiếp thật nhiều với những người nói tốt tiếng anh, họ sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi sai và chỉnh lại cho bạn.

– Phần đọc nên học theo các kỹ năng, nắm các keyword và đưa ra ý nghĩa đừng dịch một cách máy móc quá đôi khi nó sẽ làm bạn rối trí và hiểu sai ý của bài. Các bạn có càng nhiều từ vựng càng tốt việc học mới từ vựng phải là không ngừng, học và học và học thêm từ vựng là quốc sách hàng đầu với các bạn học ngoại ngữ nói chung.

– Khi gặp câu khó bỏ qua để làm các câu khác và sẽ quay lại làm sau, nếu không biết làm ưu tiên các đáp án lạ ( lạ với bản thân vì câu đó mình không làm được vì nó lạ với mình và đáp án lạ là đáp án mình chưa học) tỷ lệ sẽ cao hơn.

–  Với phần viết nên tập luyện mỗi ngày, nếu bạn viết kém có thể luyện chép bài mẫu mỗi ngày.

- Tóm lại, cho dù với bất cứ môn học nào thì phương pháp học và bố trí thời gian học là rất quan trọng. khi học các bạn phải luôn ôn lại các kiến thức không dồn nén, lập thời gian học hợp lí. Hệ thống hóa kiến thức đã học dưới sơ đồ thông minh là các bạn đã thành công một nửa.

Cách làm bài thi THPT, xét tuyển Đại Học, Cao Đẳng đạt điểm cao

– Khi mới nhận đề từ giám thị không làm ngay, đọc lướt qua đề bài xem có gì sai sót bất thường hay không để xin đổi đề mới ngay. Lấy ngay đáp án với các câu hỏi lý thuyết của đề thi trắc nghiệm. 

– Đánh dấu câu nào khó câu nào trung bình mỗi loại một dấu để phân biệt ưu tiên làm dễ trước khó sau.

– Đọc kỹ đề vì khi đọc đề sai thì bạn đã làm sai rồi chưa nói đến kết quả.

– Luôn luôn bình tĩnh, không hồi hộp. Tuy đây là kì thi quan trọng nhưng các bạn hãy tập luyện trước cho mình một tinh thần thép, cho dù môn trước có làm được hay không thì tâm lý phải luôn vững vàng, vì các bạn mà hồi hộp sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới bài thi.

– Trắc nhiệm không làm được chọn đáp án lạ hoặc ngẫu nhiên, đừng để trắng.

- Hãy tập căn thời gian và dành ra thời gian khoảng 5 phút soát lại bài. Tránh làm ra nháp chép lại mất thời gian. Có thể gạch bỏ vì người ta sẽ không trừ điểm phần đó. Nhưng đừng gạch xóa quá nhiều gây mất thiện cảm.

– Tập tô phiếu trả lời trắc nghiệm cho quen. Tránh khi đi thi lúng túng tô sai hoặc mất nhiều thời gian lãng phí do tô chậm.

 Các lỗi thường mắc phải khi làm bài thi THPT quốc gia

- Hiểu sai ý, lạc đề do không đọc kĩ đề bài.

- Quên điều kiện, không đổi đơn vị

- Loay hoay với câu khó, tô lệch tô sai, tô hai đáp án

- Không mang đủ dụng cụ khi đi thi

– Không biết dụng cụ được phép mang vào phòng thi nên mang nhầm

– Cố mang tài liệu dù biết vi phạm quy chế thi

– Chậm giờ thi, quên ghi tên, mã số

– Quên ghi số tờ làm bài

BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?

Bình Luận Của Bạn:

Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất

Giáo Viên Phụ trách
.
.