Các Ngành Khối N Và Những Điều Cần Biết Về Khối N
Hôm nay để cho các bạn hiểu rõ hơn về khối năng khiếu cụ thể là khối N tôi sẽ trình bày tất cả các vấn đề liên quan tới khối thi này.
Đa số chúng ta thường quan tâm đến các khối thi Đại Học chính như khối A, khối B,… mà ít người chú ý tới các khối về năng khiếu dường như chúng ta đã quên mất sự có mặt của các khối năng khiếu như khối H, khối M,…
Khối N là một trong những khối năng khiếu, dành riêng cho những bạn yêu thích âm nhạc, có khả năng về ca hát, sáng tác, khả năng chơi đạo cụ âm nhạc.
Trong các khối thi Đại Học thì lượng thí sinh đăng ký khối thi này là khá ít, nhưng tỉ lệ chọi của các ngành khối N lại khá cao, thông tin cụ thể về các ngành khối N lại rất ít nên khiến rất nhiều bạn trẻ hoang mang.
Khi nhắc đến khối N các bạn khối khác thường nói: ui rời học khối này dễ ợt, nhưng thực tế để học tốt khối thi này lại rất khó, bởi khối N yêu cầu ở các bạn rất nhiều kĩ năng, các bạn phải có tố chất về môn năng khiếu mình lựa chọn mới mong có thể học tốt. Bên cạnh đó lượng thời gian ôn tập các môn năng khiếu khối N là cực kì lâu.
Một khó khăn nữa cho các bạn khối N thì tài liệu nói về các khối thi Đại Học này là rất ít nên các bạn còn chưa biết rõ khối N gồm các môn nào? Có các tổ hợp khối N nào?, có các trường Đại Học khối N nào? ,…..
Khối N gồm những môn nào? Có các tổ hợp khối N nào?
Theo hình thức thi mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo khối N gồm 9 tổ hợp khối thi Đại Học. Với ba môn thi là Ngữ văn, Năng khiếu 1 và năng khiếu 2, tùy từng tổ hợp mà môn năng khiếu 1 và năng khiếu 2 sẽ khác nhau:
Khối N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
Khối N01 (Ngữ văn, Xướng âm, biểu diễn nghệ thuật)
Khối N02 (Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ)
Khối N03 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)
Khối N04 (Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, năng khiếu)
Khối N05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)
Khối N06 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)
Khối N07 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)
Khối N08 (Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ)
Khối N09 (Ngữ văn, Hòa Thanh, Bốc thăm đề - chỉ huy tại chỗ)
Cũng giống như khối M, khối N, điểm môn ngữ văn sẽ lấy từ điểm thi THPT Quốc Gia. Đối với các bạn chưa tốt nghiệp THPT, các bạn vẫn sẽ phải thi đủ 3 môn bắt buộc đó là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh cùng một bài thi tự chọn là tổ hợp các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc tổ hợp các môn khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân).
Với trường hợp các thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì vẫn phải đăng ký dự thi môn ngữ văn để lấy điểm xét tuyển vào đại học cùng 2 môn Âm nhạc. Môn năng khiếu thì tùy theo trường ra đề thi, không theo đề chung của Bộ. Nên sẽ có sự khác nhau giữa các trường , môn năng khiếu nhân hệ số 1 hoặc 2 và bạn cần liên hệ trường để tìm hiểu thông tin cụ thể.
Các nội dung phần thi
Môn Hát, Đàn (hệ số 2)
Thí sinh sẽ được tự chọn một trong 2 phần thi sau:
Phần thi Hát (Nếu thí sinh không biết đàn) :Thí sinh sẽ hát 2 bài tự chọn, phần đệm đàn piano do giảng viên của trường phụ trách. Hát một bài tự chọn phù hợp với chất giọng của mình (dân ca hoặc ca khúc; không ca cải lương, chèo, hát bội …)
Phần thi Đàn và Hát (nếu thí sinh có khả năng đàn tốt): Thí sinh hát 1 bài tự chọn có đệm đàn piano của giảng viên trường hoặc thí sinh vừa hát vừa đệm đàn. Sau đó thí sinh sẽ đàn 1 bài tự chọn trên một trong các nhạc cụ: piano, guitar, keyboard hoặc nhạc cụ dân tộc ( phần nhạc cụ thí sinh phải tự chuẩn bị, riêng piano nhà trường sẽ chuẩn bị sẵn)
+ Nếu sử dụng một nhạc cụ, thí sinh tự mang theo nhạc cụ
+ Nếu sử dụng đàn phím điện tử, thí sinh cần mang theo pin (đề phòng cúp điện)
Môn xướng âm (hệ số 1)
Thí sinh dự thi bốc thăm chọn 1 bài xướng âm trong một bộ đề thi. Thí sinh được chuẩn bị trong 10 phút và sẽ xướng âm trước ban giám khảo.
Xướng âm (đọc đúng cao độ, trường độ nốt nhạc trong câu nhạc cho sẵn)
Môn thanh nhạc (hệ số 2)
Thí sinh dự thi sẽ hát 2 bài tự chọn có tính chất âm nhạc khác nhau với phong cách nhạc nhẹ.
- Nội dung : Thẩm âm, tiết tấu:
– Nhái âm theo tiếng đàn của giám khảo (đàn phím điện tử hoặc Piano)
– Vỗ theo tiết tấu của giám khảo
Kinh nghiệm thi khối N
- Trang phục dự thi: các bạn nên chọn những trang phục đẹp, trang trọng, lịch sự để tự tin nhất khi thể hiện phần thi
- Về Tâm lý : đây là vấn đề quyết định khá nhiều tới kết quả thi của các bạn, nó ảnh hưởng trực tiếp tới giọng hát hay cách chơi nhạc cụ của bạn. Các bạn nên ăn ngủ đầy đủ và tránh căng thẳng trước giờ thi để tránh áp lực tâm lý trước khi thi, nhớ hít thở thật sâu và thật bình tĩnh bạn nhé.
- Về nội dung trình bày: Đừng có chọn bài dễ quá, tốt nhất là bạn nên chọn đoạn nào có giai điệu đẹp, có độ khó và cố gắng thể hiện chất giọng của mình một cách thuyết phục nhất.
Chọn bài phù hợp với chất giọng và sở trường để đạt hiệu quả cao trong phòng thi. Nếu yêu cầu là thể hiện 2 bài thì phải lựa chọn bài hát khôn ngoan, làm sao thể hiện được nhiều phong cách và chất giọng khác
- Môn Thanh nhạc: chuẩn bị chất giọng thật tốt, hát rõ lời đúng giai điệu và phát âm chuẩn, kết hợp với phong cách biểu diễn phù hợp
- Tài liệu mang theo: đem theo văn bản bài hát, nếu bạn thể hiện phần trình diễn cùng nhạc cụ thì phải tự mang theo nhạc cụ, thông báo cho giảng viên đệm đàn và tone (giọng) của mình trước khi hát.
Danh sách tất cả các ngành tuyển sinh khối N
Tuy số lượng sinh viên đăng ký hơi khiêm tốn so với các ngành khối C hay khối B nhưng số lượng các ngành khối N cũng khá đa dạng với 30 ngành khối N đủ để cho các bạn khối N phải đau đầu để đưa ra sự lựa chọn cho mình.
Các bạn hãy suy nghĩ kĩ trước khi có sự lựa chọn của riêng mình nhé, nó sẽ ảnh hưởng tới con đường sau này của các bạn.
STT | Tên ngành | STT | Tên ngành |
1 | Âm nhạc | 16 | Quay phim |
2 | Biểu diễn nhạc cụ dân tộc | 17 | Quay phim điện ảnh |
3 | Nhạc cụ phương Tây | 18 | Quay phim truyền hình |
4 | Nhạc cụ truyền thông | 19 | Lí luận phê bình điện ảnh |
5 | Sân khấu điện ảnh | 20 | Diễn viên |
6 | Sư phạm âm nhạc | 21 | Diễn viên kịch điện ảnh |
7 | Sư phạm âm nhạc công tác đội | 22 | Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh |
8 | Sư phạm mỹ thuật | 23 | Diễn viên cải lương |
9 | Sư phạm văn nhạc | 24 | Diễn viên chèo |
10 | Sáng tác âm nhạc | 25 | Biên đạo múa |
11 | Lý luận âm nhạc | 26 | Biên kịch điện ảnh |
12 | Thiết kế trang phục nghệ thuật | 27 | Diễn viên sân khấu điện ảnh |
13 | Quản lý văn hóa | 28 | Thiết kế mỹ thuật |
14 | Đạo diễn | 29 | Nhã nhạc |
15 | Đạo diễn truyền hình | 30 | Nghệ thuật nhiếp ảnh |
Các trường Đại học tuyển sinh khối N
Tên trường | Mã trường |
Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương | GNT |
Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam | NHV |
Đại học mỹ thuật Việt Nam | MTH |
Cao đẳng múa Việt Nam | CMH |
Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc | CVB |
Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc | CNV |
Học viện âm nhạc Huế | HVA |
Nhạc viện tp HCM | NVS |
Đại học mỹ thuật tp HCM | MTS |
Cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai | CDN |
Đại học Văn hóa Hà Nội | VHH |
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin về khối N như các môn thi khối N, các ngành, trường xét tuyển khối N và một số kinh nghiệm khi ôn và thi khối N. Chúc các bạn ôn tập và thi đạt kết quả cao nhất.
BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ?
Bình Luận Của Bạn:
Bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được đón nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất